Dán phim cách nhiệt

Trang chủDịch vụDán phim cách nhiệt

Dán phim cách nhiệt ô tô sẽ chẳng mang lợi ích gì, chỉ phí tiền, nặng nề hơn còn phải tháo dở nếu chọn sai loại phim cách nhiệt, dán sai cách.

Với đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, thời tiết nắng nóng luôn là nỗi ám ảnh mỗi khi ra đường. Dù đi xe ô tô nhưng nắng nóng gay gắt vẫn có thể gây khó chịu, ảnh hưởng sức khoẻ người đi xe. Chưa kể nắng nóng còn làm hại xe, giảm tuổi thọ các chi tiết, bộ phận xe. Mặt khác nắng nóng còn khiến người dùng sử dụng điều hoà công suất lớn tiêu hao nhiên liệu hơn.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều giải pháp chống nóng ô tô ra đời. Khi xe bắt buộc đậu đỗ dưới trời nắng, có thể sử dụng bạt chống nóng ô tô, tấm che nắng kính lái ô tô để che chắn cho xe. Tuy nhiên, khi xe di chuyển thì không thể dùng các loại bạt, tấm phủ này. Thế là người ta bắt đầu chuyển sang một cách chống nóng xe ô tô toàn diện hơn, đó là dán phim cách nhiệt ô tô.

Có nên dán phim cách nhiệt ô tô?

Kính xe ô tô là nơi hấp thụ nhiệt lượng và bức xạ mặt trời gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với nội thất xe cũng như người dùng xe. Phần thân vỏ xe dù làm bằng kim loại nhưng bên trong lại được gia cố thêm một số vật liệu khác để hỗ trợ cách nhiệt. Trong khi kính xe chiếm khá nhiều diện tích, lại có mức độ truyền sáng cao, truyền nhiệt và hấp thụ bức xạ… nhưng khả năng che chắn hạn chế, nên đây là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ trong xe tăng cao.

Tuy nhiên không thể sử dụng các tấm vật liệu cách nhiệt tốt như cao su, nhựa… để che chắn kính xe ô tô. Bởi nó sẽ cản sự truyền sáng, khiến không gian bên trong xe rất tối. Nhưng quan trọng hơn là phần kính lái, kính sau và 2 kính cửa sổ hàng ghế trước bắt buộc phải thông suốt để người lái xe có thể quan sát được xung quanh, đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Nhiều người sử dụng các tấm che nắng dạng vải hay lưới nhựa để che nắng cho các phần kính cửa sổ. Nhưng đây chỉ là một cách hỗ trợ giảm nắng, không có tác dụng chống nắng nóng nhiều, bởi khó thể ngăn việc kính hấp thụ nhiệt và bức xạ.

Như vậy, bài toàn khó nhất là sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt lại bị cản sáng, dùng vật liệu truyền sáng nhiều thì lại không cách nhiệt, ngăn bức xạ tốt. Nhưng sự ra đời của phim cách nhiệt ô tô đã giải quyết được bài toán khó này.

Phim cách nhiệt ô tô là gì?

Phim cách nhiệt ô tô là loại phim có cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu khác nhau (hay còn gọi là tráng phủ nhiều lớp) tạo thành một tấm lọc các dãy quang phổ.

Theo nghiên cứu, nhiệt trong ánh nắng mặt trời sẽ được toả ra từ 3 nguồn chủ yếu: 57% từ tia hồng ngoại, 5% từ tia tử ngoại và 38% từ ánh sáng nhìn thấy. Phim cách nhiệt ô tô có thể lọc quang phổ, loại bỏ hơn 80% – 90% tia hồng ngoại và tia cực tím, nhưng vẫn có độ trong suốt, khả năng truyền sáng cao, đảm bảo quan sát khi lái xe. Các loại phim cách nhiệt xe ô tô hiện nay có khả năng cách nhiệt lên đến 50% – 65%.

Hiện nay có 4 công nghệ tráng phim cách nhiệt phổ biến:

  • Nano men gốm (Nano Ceramic): Công nghệ hiện đại, giá thành cao, hiệu quả cách nhiệt tốt
  • Phún xạ kim loại (Sputted Film): Công nghệ hiện đại, giá thành cao, hiệu quả cách nhiệt tốt
  • Tráng phủ kim loại (Metalized Coating Film): Giá thành trung bình, hiệu quả trung bình.
  • Nhuộm màu (Dyed Film): Công nghệ đơn giản, giá thành rẻ nhất nhưng hiệu quả cách nhiệt kém nhất

Các thương hiệu phim cách nhiệt oto lớn trên thế giới thường sử dụng 2 công nghệ đầu tiên: Nano Ceramic và phún xạ kim loại.

Dán phim cách nhiệt ô tô ở đâu trên xe?

Phim cách nhiệt ô tô thường được dán ở các vị trí:

  • Kính lái
  • Kính lưng (kính hậu)
  • Kính sườn trước và sau
  • Dán phim cách nhiệt ô tô có tác dụng gì?

Dán film cách nhiệt ô tô thực sự mang đến rất nhiều lợi ích:

Ổn định nhiệt độ bên trong xe, chống tăng nhiệt

Phim cách nhiệt xe ô tô có khả năng giảm đến 50% – 65% nhiệt lượng mặt trời mà kính xe ô tô hấp thụ. Qua đó giúp ổn định và cân bằng nhiệt độ bên trong xe, nhất là khi di chuyển vào những thời điểm trời nắng gắt.

Mang đến trải nghiệm thoải mái và dễ chịu

Từ việc ổn định nhiệt độ bên trong xe, người dùng xe sẽ có được trải nghiệm thoải mái và dễ chịu hơn khi đi xe. Dù đi dưới trời nắng nóng gay gắt, trong xe cũng mát mẻ hơn. Đặc biệt, trong những trường hợp bắt buộc phải đậu đỗ xe dưới trời nắng (tắt điều hoà) thì khi vào xe cũng đỡ cảm giác nóng nực và oi bức hơn.

Bảo vệ sức khoẻ

Dán phim cách nhiệt xe hơi giúp ổn định nhiệt độ trong xe, ngăn cản được các tình trạng say nắng, khó chịu… do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Mặt khác, trong ánh nắng còn chứa các tia bức xạ gây hại da (như nóng rát, sạm, đen, loã hoá nhanh), gây hại mắt… Các dòng phim cách nhiệt ô tô hiện nay có khả năng cản được đến 99.9% tia bức xạ giúp bảo vệ sức khoẻ làn da, mắt cũng như bảo vệ sức khoẻ chung cho người đi xe.

Giảm chói, hỗ trợ lái xe an toàn

Phim cách nhiệt có một khả năng giảm chói nhất định. Khả năng này sẽ giúp người lái xe giảm được chói sáng, nhất là khi xe chạy đối diện với mặt trời hay khi chạy ban đêm, gặp đèn pha từ các xe đối diện. Từ đó hỗ trợ tăng cao khả năng quan sát và lái xe an toàn.

Bảo vệ nội thất xe

Bức xạ mặt trời, nhất là tia tử ngoại không chỉ gây hại đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến độ bền đẹp của các chi tiết nội thất trong xe. Đa phần các chi tiết bên trong xe thường có thành phần từ nhựa, cao su… như bảng taplo, vô lăng, ghế, tappi cửa… nên rất kỵ nắng, dễ bị bạc màu, phồng rộp, nứt nẻ thậm chí biến dạng khi thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng.

Điều này vừa gây mất thẩm mỹ, vừa làm giảm giá trị xe, chi phí khắc phục rất cao. Dán phim cách nhiệt cho xe giúp “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, loại bỏ bức xạ mặt trời, duy trì vẻ đẹp, độ bền cho các chi tiết nội thất trong xe.

Tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm tiền

Trước đây nếu nhiệt độ xe tăng cao, để cân bằng lại nhiệt, bắt buộc người dùng phải bật điều hoà. Xe càng nóng, điều hoà phải vận hành công suất càng lớn, gây tiêu hao nhiên liệu nhiều. Nhưng nếu dán film cách nhiệt oto, nhiệt độ cabin xe được giữ ở mức ổn định, điều hoà không cần làm việc công suất lớn, giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Tăng sự riêng tư và an toàn

Với những loại phim cách nhiệt có tỷ lệ phản gương cao sẽ khiến những người bên ngoài khó nhìn được vào trong xe, tăng sự kín đáo, riêng tư cho người ngồi trong xe cũng như đồ đạc để trong xe.

Ngoài ra, dán film cách nhiệt oto còn giúp tăng tính an toàn khi xe đậu đỗ ở những nơi công cộng, nhiều người qua lại. Trộm sẽ khó quan sát được đồ đạc giá trị bên trong xe. Đặc biệt kính xe sau khi dán phim cách nhiệt sẽ có độ liên kết chặt hơn, mất nhiều thời gian để phá vỡ hơn.

Thẩm mỹ và cá tính hơn

Với vị trí cửa sổ, người ta thường dùng phim cách nhiệt màu tối. Loại phim này mang đến cho xe ô tô cảm giác “ngầu” hơn, sang trọng và đẳng cấp hơn.

Dù không hoàn toàn ngăn 100% những tác hại từ ánh nắng mặt trời nhưng thực tế ghi nhận, dán phim cách nhiệt có tác dụng giảm đáng kể nhiệt lượng xe hấp thụ và quan trọng nhất là cản gần như triệt để tia tử ngoại, bảo vệ sức khoẻ người dùng, bảo vệ nội thất xe cũng như mang đến nhiều lợi ích khác. Ở những đất nước có khí hậu nắng nóng nhiều như Việt Nam thì việc dán phim cách nhiệt cho xe hơi sẽ là một giải pháp chống nóng ô tô hiệu quả.

Kinh nghiệm chọn phim cách nhiệt ô tô

Nắm rõ thông số kỹ thuật phim cách nhiệt ô tô

Mỗi loại phim cách nhiệt ô tô sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau. Cần nắm rõ để lựa chọn loại phim phù hợp. Các thông số kỹ thuật phim cách nhiệt ô tô cần nắm rõ:

  • Tỷ lệ truyền sáng VLT (Visible Light Transmission): Là khả năng cho ánh sáng xuyên qua. Tỷ lệ truyền sáng cao thì ánh sáng lọt vào xe nhiều và ngược lại. Tỷ lệ truyền sáng cao sẽ giúp xe cách nhiệt tốt hơn.
  • Tỷ lệ phản gương VLR (Visible Light Reflection): Là khả năng phản chiếu hình ảnh đối diện. Tỷ lệ phản gương càng cao người ngoài càng khó nhìn vào xe.
  • Khả năng cản tia UV UVR (Ultraviolet Rejection): Khả năng ngăn cản tia UV
  • Khả năng cản tia hồng ngoại IRR (Infrarecd Rejection): Khả năng ngăn cản tia hồng ngoại
  • Tổng cản nhiệt TSER (Total Solar Energy Rejected): Khả năng ngăn cản nhiệt qua cả 3 cách: bức xạ nhiệt, phản xạ nhiệt và đối lưu nhiệt
  • Tỷ lệ giảm chói Glare R (Glare Reduction): Khả năng giảm cường độ các luồng sáng từ bên ngoài
  • Tỷ lệ truyền sáng là một trong những thông số kỹ thuật phim cách nhiệt cần quan tâm đầu tiên
  • Tỷ lệ truyền sáng là một trong những thông số kỹ thuật phim cách nhiệt cần quan tâm đầu tiên

So sánh thông số kỹ thuật để chọn phim cách nhiệt tốt

Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất phim cách nhiệt ô tô. Để chọn được sản phẩm tốt nhất cần xem xét kỹ các thông số kỹ thuật. Nếu phân vân giữa nhiều loại phim có thể so sánh các thông số kỹ thuật với nhau. Theo kinh nghiệm dán phim cách nhiệt ô tô nên ưu tiên chọn phim cách nhiệt có:

  • Khả năng cản tia UV UVR (Ultraviolet Rejection) càng cao càng tốt, các loại phim cách nhiệt tốt thường đạt 99,9%
  • Khả năng cản tia hồng ngoại IRR (Infrarecd Rejection) càng cao càng tốt, thông thường nên chọn từ 80% trở lên
  • Tổng cản nhiệt TSER (Total Solar Energy Rejected) càng cao càng tốt, nên chọn từ 60% trở lên
  • Tỷ lệ giảm chói Glare R (Glare Reduction) càng cao càng tốt
  • Chọn đúng loại phim cách nhiệt phù hợp cho từng vị trí kính trên ô tô

Ở những nơi dán film cách nhiệt chuyên nghiệp, ít khi nào người ta sử dụng duy nhất một loại phim cách nhiệt để dán cho tất cả các vị trí kính trên xe. Để đạt hiệu quả cao nhất thì mỗi vị trí kính khác nhau sẽ được dán loại phim cách nhiệt phù hợp với đặc điểm của kính ở vị trí đó.

Dán phim cách nhiệt kính lái

Kính lái có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không đơn giản chỉ là kính chắn gió mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của người điều khiển xe. Phim cách nhiệt dán kính lái cần có khả năng cách nhiệt cao bởi đây là nơi hấp thụ nhiều nhiệt lượng và bức xạ nhất trong tất cả các kính xe, nhưng vẫn phải đảm bảo độ truyền sáng cao, để người lái có được tầm nhìn thông thoáng và xa nhất.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ truyền sáng của phim cách nhiệt dán kính lái nên tối thiểu từ 60% trở lên. Nếu muốn quan sát tốt, tầm nhìn xa nên chọn tỷ lệ truyền sáng từ 65% – 70%.

  • Tỷ lệ truyền sáng của phim cách nhiệt dán kính lái nên tối thiểu từ 60% trở lên
  • Tỷ lệ truyền sáng của phim cách nhiệt dán kính lái nên tối thiểu từ 60% trở lên

Ngoài tỷ lệ truyền sáng, khi chọn film cách nhiệt dán kính chắn gió ô tô còn cần đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ giảm chói. Tỷ lệ giảm chói càng cao sẽ càng hỗ trợ giảm chói sáng, loá mắt khi chạy xe đối diện trực tiếp với nguồn sáng mạnh phía trước. Tuy nhiên vì tỷ lệ giảm chói tỷ lệ nghịch với tỷ lệ truyền sáng. Nên để giữ được mức độ truyền sáng cần thiết cho kính lái từ 60% thì tỷ lệ giảm chói thông thường sẽ vào tầm 20% – 40% là lý tưởng.

Dán phim cách nhiệt kính sườn và kính lưng

Kính sườn là các cửa kính bên hông xe. Kính lưng (hay kính hậu) là kính phía sau xe. Khác với kính lái cần độ truyền sáng cao để quan sát, ngoài trừ 2 kính sườn ở hàng ghế trước ảnh hưởng ít nhiều đến việc quan sát 2 gương chiếu hậu 2 bên thì nhìn chung đối với các kính sườn, kính lưng có thể “vô tư” lựa chọn phim cách nhiệt tuỳ theo sở thích.

Tổng cản nhiệt sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ truyền sáng. Theo đó, tỷ lệ truyền sáng càng cao thì tổng cản nhiệt càng thấp và ngược lại. Do đó, nếu muốn chống nắng nóng hiệu quả nên chọn tỷ lệ truyền sáng thấp. Thông thường kính sườn và kính lưng nên chọn phim cách nhiệt có tỷ lệ truyền sáng từ 15% – 40%.

  • Kính sườn và kính lưng nên chọn phim cách nhiệt có tỷ lệ truyền sáng từ 15% - 40%
  • Kính sườn và kính lưng nên chọn phim cách nhiệt có tỷ lệ truyền sáng từ 15% – 40%

Tỷ lệ truyền sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của kính. Ví dụ với kính xe màu đen thì tỷ lệ truyền sáng càng thấp, màu đen của kính sẽ càng đậm và ngược lại. Nếu chủ xe thích kính cửa xe màu sậm, tối để xe kín đáo hơn, trông “ngầu” hơn có thể chọn tỷ lệ truyền sáng thấp, thấp nhất là từ 3% – 10%. Ngược lại nếu chủ xe thích kính xe trắng sáng, ánh sáng lọt vào xe nhiều thì có thể chọn tỷ lệ truyền sáng cao, tầm 35% – 40%.

Nếu quan tâm nhiều đến mức độ kín đáo, riêng tư, cũng như tăng tính an toàn, chủ xe nên xem xét đến tỷ lệ phản gương mặt ngoài của film cách nhiệt. Tỷ lệ này càng cao thì người bên ngoài thay vì nhìn xuyên được vào trong xe thì sẽ thấy hình ảnh phản chiếu của mình rõ hơn.

Chú ý đến màu sắc khi chọn phim cách nhiệt

Phim cách nhiệt xe otot không chỉ có 1 màu trắng trong tự nhiên mà còn có rất nhiều màu khác nhau. Một tấm phim cách nhiệt không chỉ có 1 màu mà còn có loại 2 mặt (mặt trong và mặt ngoài) 2 màu khác nhau.

Màu phim cách nhiệt phổ biến nhất là màu trắng trong tự nhiên và màu đen trong. Bên cạnh đó có thêm các màu: xanh biển trong, xanh rêu trong, xám bạc trong… Riêng loại 2 mặt 2 màu, mặt bên ngoài sẽ có các màu dạng như ở trên hoặc các màu dạng ánh bạc, ánh xanh, ánh tím, ánh đỏ… Vậy nên dán phim cách nhiệt màu gì?

Phim cách nhiệt ô tô có nhiều màu khác nhau

Tuỳ theo sở thích cũng như màu sắc của xe ô tô mà có thể chọn màu phim cách nhiệt phù hợp. Màu trắng trong tự nhiên là dễ sử dụng nhất vì nó phù hợp với mọi màu xe. Tuy nhiên, chính do mức độ phổ biến của nó nên sẽ khiến thiếu đi phần cá tính, độc đáo riêng. Nếu chủ xe là người thích mới mẻ có thể chọn màu đen, phá cách hơn có thể chọn xám bạc. Riêng màu xanh biển và xanh rêu sẽ dễ phối với xe màu trắng, còn xe các màu khác nên cân nhắc kỹ.

Cẩn thận khi chọn phim cách nhiệt ô tô giá rẻ Bên cạnh các dòng sản phẩm phim cách nhiệt chất lượng, thị trường cũng có không ít dòng phim cách nhiệt kém chất lượng. Những dòng phim này nhằm để tăng tính cạnh tranh thường có giá rất rẻ.

Phim cách nhiệt giá rẻ kém chất lượng đa phần dùng cách nhuộm màu để làm phim. Phim càng tối màu cho cảm giác càng “mát mắt” do tỷ lệ truyền sáng thấp. Tuy nhiên thực tế film cách nhiệt giá rẻ nhuộm màu này chỉ cản sáng không cản được tia UV và tia hồng ngoại (nguồn mang nhiệt lớn nhất). Do đó, dán phim cách nhiệt giá rẻ thường chỉ mang đến cảm giác “mát ảo”.

Dán phim cách nhiệt giá rẻ thường chỉ mang đến cảm giác “mát ảo”

Ngoài ra, phim cách nhiệt ô tô giá rẻ còn có tỷ lệ khúc xạ ánh sáng không đều, sẽ gây tình trạng khó nhìn, nhức mắt, nhất là với kính lái. Bề mặt của loại phim này cũng không nhẵn và có độ căng như phim chất lượng nên rất dễ bị bám, đọng nước. Do đó, tốt nhất nên tránh chọn phim cách nhiệt giá rẻ.

Nên dán phim cách nhiệt loại nào?

Thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều dòng phim cách nhiệt đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, trong đó được ưa chuộng nhất có thể kể đến: Hi Kool ( Mỹ)

Một số dòng phim cách nhiệt được ưa chuộng khác:

Film cách nhiệt Llumar (Mỹ) Film cách nhiệt XPEL (Mỹ) Film cách nhiệt Johnson (Mỹ) Film cách nhiệt Solar Master (Mỹ) Film cách nhiệt Nexgard (Hàn Quốc)

Kinh nghiệm dán phim cách nhiệt ô tô

Cách dán phim cách nhiệt ô tô Quy trình dán phim cách nhiệt ô tô gồm 5 bước chính:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt kính xe. Bề mặt kính càng sạch sẽ, không có bất kỳ vật thể nào lưu lại thì hiệu quả kết dính càng cao.

Bước 2: Chuẩn bị phim dán kính và xà phòng. Đo đạc diện tích mặt kính cần dán để chuẩn bị phim cách nhiệt có kích thước phù hợp. Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch xà phòng pha nước cho vào bình xịt. Hỗn hợp này là chất xúc tác để tạo đơn trơn cho kính, giúp phim dễ dịch chuyển vào đúng vị trí cần dán.

Đo đạc diện tích mặt kính cần dán để chuẩn bị phim cách nhiệt có kích thước phù hợp

Bước 3: Dán phim cách nhiệt. Mở lớp nilon trên phim cách nhiệt (chỉ mở 1 nửa, không mở hết). Dùng bình xịt xà phòng pha nước xịt ướt toàn bộ bên trong, sau đó dán tấm nilon trở lại vị trí cũ. Thực hiện tương tự với một nửa còn lại. Xịt ướt mặt kính. Mở tấm nilon và dán phim lên kính, điều chỉnh lại sao cho cân đối. Dán phim lên mặt kính

Bước 4: Gạt sạch nước và loại bỏ bọt. Dùng một thanh gạt phẳng như thước nhựa, gạt đều theo nhiều chiều để đẩy sạch nước xà phòng cũng như các bọt nước, không khí nằm giữa phim và kính.

Bước 5: Sấy phim cách nhiệt. Kính xe ô tô không phẳng mà thường có độ cong lớn, nhất là kính lái và kính hậu. Do đó để lớp phim ôm theo độ cong mặt kính cần dùng máy sấy phim cách nhiệt để sấy nóng làm phim co, cong và ôm theo mặt kính. Sấy phim cách nhiệt để phim ôm theo đường cong mặt kính

Không nên dùng khăn lông để lau kính trước khi dán Trước khi dán phim cách nhiệt cần phải vệ sinh sạch sẽ kính. Nhiều người có thói quen sau khi rửa kính sẽ dùng khăn lông để lau kính. Không nên dùng loại khăn này bởi khăn dễ để loại các sợi lông hay bụi lông trên kính. Nên dùng khăn mịn chuyên dụng để lau xe. Nếu muốn đảm bảo hơn nên dùng vòi xịt khô, xịt lại lần cuối trước khi dán để chắc chắn loại bỏ sạch bụi.

Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng để tạo độ trơn Khi dán kính cần có dung dịch để tạo độ trơn giúp việc điều chỉnh phim dễ dàng và chính xác hơn. Một số hãng phim cách nhiệt ô tô hiện có các bình xịt dung dịch chuyên dụng để dán phim. Nếu không có có thể dùng xà phòng. Tuy nhiên không nên dùng xà phòng có độ pH cao, nên ưu tiên dùng các loại xà phòng có độ pH thấp. Có thể mua các loại xà phòng dành cho em bé hay trẻ nhỏ như Johnson Baby, Pigeon, Baby Soap…

Khi dán kính cần có dung dịch để tạo độ trơn giúp việc điều chỉnh phim dễ dàng và chính xác hơnKhi dán kính cần có dung dịch để tạo độ trơn giúp việc điều chỉnh phim dễ dàng và chính xác hơn

Khi dán phim cách nhiệt xe oto nên chọn dán trong phòng kín để tránh gió bụi bị lọt vào giữa phim và kính trong quá trình dán.

Để tăng cường độ bám dính cũng như độ bền của lớp phim cách nhiệt, xe ô tô sau khi dán phim cách nhiệt nên:

Hạn chế di chuyển/di chuyển xe tốc độ cao sau khi dán phim cách nhiệt Trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi dán phim cách nhiệt ô tô, nên hạn chế di chuyển xe, nhất là di chuyển tốc độ cao. Điều này giúp lớp phim có đủ thời gian để bám chặt vào bề mặt kính.

Hạn chế nâng/hạ kính xe ô tô sau khi dán phim cách nhiệt Không nên nâng/hạ kính xe ô tô trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi dán film cách nhiệt ô tô. Việc này cũng nhằm để lớp phim cách nhiệt có bám chặt hơn trên kính. Để đảm bảo hơn, trong 3 ngày tiếp theo cũng nên hạn chế.

Không dùng nước rửa kính Với kính lái ô tô, trong 7 ngày đầu tiên sau khi dán phim cách nhiệt không nên dùng nước rửa kính.

Không cần lo lắng nếu mặt kính ngả màu khác thường Sau khi xe ô tô dán phim cách nhiệt, bề mặt kính thường có hiện tượng ngả màu khác thường Đây là điều khá phổ biến. Sau ngày sử dụng hiện tượng này sẽ tự biến mất. Việc biến mất nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào thời tiết cũng như khoảng thời gian đủ để lớp keo của phim bám vào tấm kính.

Nên chú ý cẩn thận ngay sau khi dán phim cách nhiệt cho xe oto

Vệ sinh kính xe cẩn thận

Trong suốt quá trình sử dụng xe, nếu có vệ sinh các kính xe nên chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà hay ma sát mạnh bởi có thể khiến lớp phim bong tróc dù đã dán chặt ngay từ đầu.

Nên dán phim cách nhiệt ô tô ở đâu? Kỹ thuật dán phim cách nhiệt có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của phim khi sử dụng. Việc dán phim không đơn giản nên cần người nắm rõ kỹ thuật, khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ. Trong các bước dán phim cách nhiệt oto thì việc sấy phim cách nhiệt là khó nhất, cần có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, trong quá trình dán film cách nhiệt xe hơi cần đến nhiều dụng cụ hỗ trợ để vuốt phim cũng như ép phim như: thanh gạt, máy sấy phim cách nhiệt…

Hoàn toàn có thể tự dán phim cách nhiệt tại nhà, tuy nhiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề kỹ thuật đến dụng cụ hỗ trợ, lại tìm ẩn nhiều rủi ro thất bại. Do đó, theo nhiều người từng dán phim cách nhiệt cho xe oto chia sẻ, tốt nhất nên tìm đến các cơ sở, trung tâm chăm sóc xe ô tô như LCA Car Spa để được dán phim cách nhiệt chuyên nghiệp nhất, vừa đẹp vừa bền.

Chuyên gia tư vấnMột trong những niềm tự hào của LCA Detailing - cho đi kiến thức, kinh nghiệm và cả niềm đam mê về nghề của mình.
Cam kết bảo mật thông tin.
Chuyên viên tư vấnLCA Detailing
Chuyên viên tư vấnLCA Detailing
Công ty LCA Việt NamLCA Detailing – Create a Unique “Care” – Detailing Knowledge & Services
A:126 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
P:070 654 3333
E:hi@lcadetailing.com
Liên hệ với LCA
Cam kết bảo mật thông tin.